Đó là một trong những nội dung do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tạp chí phòng cháy và chữa cháy - Bộ Công an hướng dẫn với chuyên đề "Phòng cháy chữa cháy tại công sở và gia đình" vào ngày 07/4/2015 tại Hội trường Sở Thông tin và Truyền thông và ngày 09/4/2015 tại Trung tâm CNTT và Truyền thông với tổng số 56 CCVC tham dự. Buổi tập huấn có sự tham gia của ông Nguyễn Việt Thanh - Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông.
Đó là một trong những nội dung do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tạp chí phòng cháy và chữa cháy - Bộ Công an hướng dẫn với chuyên đề "Phòng cháy chữa cháy tại công sở và gia đình" vào ngày 07/4/2015 tại Hội trường Sở Thông tin và Truyền thông và ngày 09/4/2015 tại Trung tâm CNTT và Truyền thông với tổng số 56 CCVC tham dự. Buổi tập huấn có sự tham gia của ông Nguyễn Việt Thanh - Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông.

Ông Phạm Quốc Công – CB tuyên truyền Tạp chí phòng cháy và chữa cháy - Bộ Công an hướng dẫn
Theo cán bộ đại diện Tạp chí phòng cháy và chữa cháy: vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, con người có rất ít thời gian để phản ứng, suy nghĩ. Nếu không có kỹ năng thoát nạn trong giai đoạn này, thời gian kéo dài sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó điều quan trọng là phải bình tĩnh để xử lý các tình huống xảy ra. Cụ thể:
- Phải thường xuyên kiểm tra thiết bị (tắt tất cả điện, gas, ...khi không sử dụng); chú ý đến lối thoát hiểm.
- Luôn nhớ tiêu lệnh chữa cháy: khi xảy ra cháy báo động gấp; cúp cầu dao điện; dùng bình chữa cháy, cát và nước dập tắt; gọi 114 cho đội phòng cháy chữa cháy.
- Phải trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, cũng như nắm rõ các quy trình sử dụng bình chữa cháy:
Quy trình sử dụng bình chữa cháy bột gồm 4 bước: thường xuyên kiểm tra bình theo quy định; lắc xóc vài lần trước khi sử dụng; rút chốt kẹp chì; bóp van để bột chữa cháy phun vào lửa.
Quy trình sử dụng bình chữa cháy khí CO2 gồm 3 bước: rút chốt kẹp chì; 1 tay cầm vòi phun hướng vào đám cháy và 1 tay đỡ dưới chân bình; ôm bình ngang bụng và bóp cò.

Tiêu lệnh chữa cháy
- Khi đến nơi đông người, trung tâm thương mại, các tòa nhà cao tầng... việc đầu tiên phải chú ý đến lối thoát hiểm, hoặc các bảng chỉ dẫn thoát nạn, các đèn Exit thoát hiểm.
- Trong tình huống kẹt vào đám cháy ở tòa nhà cao tầng, cần lưu ý:
+ Tìm mọi cách di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt. Cố gắng di chuyển cách tầng đang cháy 2 tầng để tránh khói và chờ nhân viên cứu hỏa; dùng khăn màu, đập cửa sổ hoặc vẫy tay... để nhân viên cứu hỏa nhận ra. Tránh nhảy từ trên cao xuống hoặc lên tận tầng cao nhất để thoát hiểm.
+ Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là phải cúi thấp di chuyển sát tường tìm lối thoát hiểm.
+ Để chống nhiễm khói, mọi người cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị.
+ Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.
+ Khi phát hiện quần áo bị cháy không nên chạy mà cần nằm áp xuống sàn nhà, hoặc áp mình vào tường, hai tay ôm đầu lăn tròn trên mặt sàn cho đến khi lửa tắt.
Buổi tuyên truyền, hướng dẫn mang lại nhiều kinh nghiệm và ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy; có thể vận dụng thực tế nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra giúp bảo vệ tính mạng và tài sản./.
Tam Hảo

Công nghệ thông tin
Đang thực hiện